Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS

Nữ diễn viên Lee Min Jung từ lâu đã quen thuộc với khán giả châu Á sau khi xuất hiện trong bộ phim đình đám một thời Boys Over Flowers (BOF) vào năm 2009 trong vai vợ chưa cưới của Goo Jun Pyo (Lee Min Ho). Mặc dù sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên không có nhiều nổi bật nhưng cô vẫn luôn được khán giả mến mộ nhờ sở hữu gương mặt với các đường nét sắc sảo, cá tính cùng đôi mắt to tròn.

Đặc biệt kể từ sau khi kết hôn cùng nam tài tử nổi tiếng Hàn Quốc, Lee Byung Hun, Lee Min Jung lại càng nhận được sự quan tâm lớn của cả triệu khán giả. Những tưởng cuộc đời của nữ diễn viên sẽ được hạnh phúc viên mãn nhưng bê bối ngoại tình của Lee Byung Hun suýt chút nữa đã gây sụp đổ.

Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS 1

Chỉ một năm sau khi cưới, tài tử họ Lee bị bóc mẽ chuyện ngoại tình, bị bồ nhí tống tiền chấn động cả Hàn Quốc. Điều đáng nói là thời điểm nam diễn viên ngoại tình vào đúng lúc vợ đang mang bầu.

Trải qua biến cố lớn nhất cuộc đời, nay đã là mẹ một con, Lee Min Jung vẫn giữ cho minh vẻ đẹp trong trẻo, làn da căng bóng trắng mịn dù đã ở tuổi 38. Nhiều người còn ví nhan sắc của Lee Min Jung vẫn trẻ đẹp như tuổi 20.

>> XEM NGAY: 3 căn bệnh nguy hiểm khi bạn thường xuyên giật mình trong mỗi giấc ngủ

Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS 2
Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS 3

Chuyên gia thẩm mỹ Oh Myung-jin - người đã phụ trách chăm sóc da của Lee Min-jung, cho biết: "Lee Min Jung là một ngôi sao có cách chăm sóc bản thân về cơ bản là rất kỹ lưỡng. Có những thói quen chăm sóc da rất cần sự kiên trì nhưng Lee Min Jung không bao giờ lười biếng."

Anh cũng cho biết Lee Min Jung có làn da khô nên bí quyết để có làn da mịn mượt, căng bóng của cô chính là chăm chỉ uống nước thường xuyên để làm dịu da.

Thói quen uống nước này của nữ diễn viên tưởng như rất đơn giản nhưng thực sự lại có thể mang lại công hiệu lớn. Ngay cả các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên mọi người phải bổ sung đủ nước cho cơ thể không chỉ để làm đẹp mà còn tốt cho cơ thể.

Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS 4

Dưới đây là một số lý do khiến cơ thể chúng ta cần nước:

- Bôi trơn các khớp: Sụn, được tìm thấy trong các khớp và đĩa đệm của cột sống, chứa khoảng 80% nước. Mất nước trong thời gian dài có thể làm giảm khả năng hoạt động của khớp, dẫn đến đau khớp.

- Nó tạo thành nước bọt và chất nhầy: Nước bọt giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn và giữ ẩm cho miệng, mũi và mắt. Điều này ngăn ngừa ma sát và tổn hại cơ thể. Uống nước cũng giúp miệng sạch sẽ, có thể làm giảm sâu răng.

- Cung cấp oxy đi khắp cơ thể: Máu chiếm hơn 90% là nước và máu mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

- Nó tăng cường sức khỏe và đẹp da: Với tình trạng mất nước, da có thể trở nên dễ bị tổn thương hơn do rối loạn da và sớm xuất hiện nếp nhăn.

- Ảnh hưởng tới não: Mất nước có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não. Nó cũng tham gia vào quá trình sản xuất hormone và chất dẫn truyền thần kinh. Tình trạng mất nước kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về tư duy và suy luận.

Bị chống "cắm sừng" khi mang bầu, nhưng vẫn có làn da tươi đẹp nhờ vào chỉ định của BS 5

- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể: Nước được lưu trữ trong các lớp giữa của da sẽ đến bề mặt da dưới dạng mồ hôi khi cơ thể nóng lên. Khi bay hơi, nó làm mát cơ thể khi chúng ta tập luyện thể thao.

- Tác động tới hệ tiêu hóa: Ruột cần nước để hoạt động tốt. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, táo bón và dạ dày quá nhiều axit. Điều này làm tăng nguy cơ bị ợ chua và loét dạ dày.

- Xả chất thải trong cơ thể: Nước cần thiết trong quá trình bài tiết mồ hôi và loại bỏ nước tiểu, phân.

- Giúp duy trì huyết áp: Thiếu nước có thể khiến máu trở nên đặc hơn, làm tăng huyết áp .

- Tác động tới đường hô hấp: Khi bị mất nước, cơ thể sẽ hạn chế đường thở nhằm giảm thiểu mất nước. Điều này có thể làm cho bệnh hen suyễn và dị ứng tồi tệ hơn.

- Giúp cơ thể tiếp nhận khoáng chất và chất dinh dưỡng: Những chất này hòa tan trong nước, giúp chúng có thể đến các bộ phận khác nhau của cơ thể.

- Ngăn ngừa tổn thương thận: Thận điều hòa chất lỏng trong cơ thể. Không đủ nước có thể dẫn đến sỏi thận và các vấn đề khác.

- Tăng cường hiệu suất trong khi tập thể dục: Một số nhà khoa học đã đề xuất rằng tiêu thụ nhiều nước hơn có thể nâng cao hiệu suất trong quá trình hoạt động gắng sức.

Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận điều này, nhưng một đánh giá cho thấy mất nước làm giảm hiệu suất trong các hoạt động kéo dài hơn 30 phút.

- Giảm cân: Nước cũng có thể giúp giảm cân, nếu nó được tiêu thụ thay vì nước trái cây và nước ngọt có đường. Nạp nước trước bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa ăn quá nhiều bằng cách tạo cảm giác no.

Lưu ý không nên uống quá nhiều nước

Nước tuy lành và tốt cho sức khỏe nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể thoải mái nạp quá nhiều nước. Khi bạn uống quá nhiều nước có thể gây hạ natri máu. Lúc này nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp.

Hạ natri máu xảy ra khi nồng độ natri trong máu thấp bất thường. Natri điều chỉnh lượng nước trong và xung quanh các tế bào của cơ thể.

Nồng độ natri trong máu hạ gây nên tình trạng giảm áp lực thẩm thấu ngoài tế bào, dẫn tới thừa nước trong tế bào do nước di chuyển từ ngoài vào trong tế bào. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Buồn nôn và ói mửa;

- Đau đầu;

- Mất năng lượng và chóng mặt;

- Yếu cơ, chuột rút;

- Co giật.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hạ natri máu là do uống quá nhiều nước. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm dùng một số loại thuốc nhất định, như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa suy tim, nôn mửa.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nu-dien-vien-co-chong-dinh-be-boi-ngoai-tinh-duong-da-nho-1-thu-bs-cung-khuyen-dung-d246450.html