6 thói quen ăn uống dễ mắc bệnh ung thư mà ít người để ý tới
Hiện nay, công việc của mọi người đều rất căng thẳng, để cải thiện hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian nên mọi người thường có thói quen ăn uống bất thường, cũng là nguyên nhân lớn gây ung thư.
6 thói quen xấu khi ăn uống mọi người cần phải thay đổi
1. Thích ăn đồ ăn nóng
Theo một cảnh báo trong báo cáo của Trung tâm IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống đồ uống nóng trên 65℃ có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
>> XEM NGAY: Không nên ăn những thực phẩm này cùng nhau dễ gây ngộ độc, thậm chí ung thư
Minh chứng, trong rất nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày có một đặc điểm chung: Thích ăn thức ăn rất nóng, đặc biệt là rất thích ăn đồ ăn vừa lấy ra từ trong nồi.
Bình thường niêm mạc thực quản chịu được nhiệt độ 40-50 độ C. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng hơn có thể sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.
2. Thường xuyên bỏ bữa sáng
Hiện nay, công việc bận rộng, nhiều người không có thời gian để ăn sáng. Các nghiên cứu cho thấy, không ăn sáng thường xuyên sẽ có nguy cơ gây bệnh dạ dày. Sở dĩ vậy bởi sau một đêm ngủ, dạ dày của bạn sẽ tiết dịch vị để chuẩn bị cho việc tiêu hoá thức ăn của bữa sáng. Do đó, nếu dạ dày trống, dịch vị và axit dạ dày sẽ gây hại trực tiếp cho bao tử của bạn. Các nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo rằng, bỏ qua bữa sáng thường xuyên dễ gây sỏi mật, ung thư túi mật.
3. Ăn quá nhanh
Áp lực công việc và cuộc sống khiến nhân viên văn phòng rơi vào tình trạng căng thẳng cao. Có vẻ như việc ăn uống chỉ dành cho nhu cầu thể chất đơn giản, nên tốc độ ăn rất nhanh. Trên thực tế, điều này rất có hại cho sức khỏe của bạn. Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược axit.
Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày. Ăn nhanh cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí vào trong bụng, từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư
4. Ăn uống không có quy luật
Ăn không đúng giờ là vấn đề thường gặp đối với người hiện đại, thực tế, điều này rất bất lợi cho cơ thể. Thói quen ăn uống không quy luật có thể dẫn đến bệnh béo phì và ung thư dạ dày. Trong lâm sàng, khi hỏi về bệnh nhân ung thư, rất nhiều người có vấn đề như vậy, hoặc không ăn sáng, hoặc ăn muộn, hoặc ăn đồ ăn nhẹ vào giữa đêm.
Ăn không đúng giờ là vấn đề thường gặp đối với người hiện đại, thực tế, điều này rất bất lợi cho cơ thể. Thói quen ăn uống không quy luật có thể dẫn đến bệnh béo phì và ung thư dạ dày. Trong lâm sàng, khi hỏi về bệnh nhân ung thư, rất nhiều người có vấn đề như vậy, hoặc không ăn sáng, hoặc ăn muộn, hoặc ăn đồ ăn nhẹ vào giữa đêm.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng ăn đúng giờ có lợi cho hoạt động bình thường của chức năng lách và dạ dày, bổ sung và điều hòa khí huyết mới có thể bảo vệ cơ thể, tránh gây mất cân bằng của 5 cơ quan nội tạng, phòng ngừa phát bệnh ung thư. Mặt khác chế độ ăn uống có lợi cho việc tiết nước bọt, và bài tiết nước bọt định kỳ sẽ có tác dụng trong việc xóa bỏ các chất gây ung thư.
5. Thường xuyên đi ăn ngoài
Hiện nay là thời đại phát triển kinh tế rất nhanh, mức sống của con người cũng đã thay đổi, đồng thời cũng thay đổi thói quen tốt là cả gia đình ở nhà cùng làm cơm. Nhiều người do đặc thù công việc nên cũng thường xuyên ra ngoài ăn uống, điều này thực sự rất có hại cho sức khỏe. Mặt khác, do thường xuyên ra ngoài ăn nên thời gian ăn uống không cố định, một sớm một chiều sẽ làm tồn thương chức năng lá lách và dạ dày, tiến thêm một bước đến ung thư.
Ngoài ra, các thực phẩm bán bên ngoài, người chế biến thường giúp món ăn nhiều màu sắc và hương thơm nên đã sử dụng các phương pháp chiên ở nhiệt độ cao, hoặc thêm lượng lớn chất tạo hương liệu. Trong các loại hương liệu này có chứa rất nhiều chất gây ung thư.
6. Thường xuyên uống rượu
Mọi người thường uống nhiều rượu trên các bữa tiệc, chắc chắn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và cung cấp các điều kiện cho sự xuất hiện của bệnh ung thư. Từ khía cạnh chăm sóc sức khỏe, việc uống rượu vừa phải có thể kích thích các dây thần kinh. Các chức năng sinh lý như lưu thông máu, có thể làm giãn nở mạch máu, cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, tạo cảm giác ăn ngon và có lợi cho giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thành phần chính của rượu - ethanol, là một chất độc hại làm tổn thương các mô và tế bào khác nhau của cơ thể con người. Uống rượu sẽ kích thích niêm mạc thực quản gây ra những tổn thương vô cùng lớn, đặc biệt là rượu nồng độ cao hơn 60 độ sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản một cách rõ ràng trong thời gian ngắn.
Một nghiên cứu trường Đại học Williams Thụy Điển cho thấy rằng nam giới trên 45 tuổi ít uống rượu hoặc không uống rượu, thì nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.
Đặc biệt là bạn nên tránh uống rượu khi bụng đói. Khi uống rượu trên dạ dày trống rỗng, vì không có thức ăn trong dạ dày, rượu được hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày, trực tiếp làm nồng độ cồn trong máu tăng mạnh, có hại cho cơ thể người. Vì vậy, trước khi uống rượu phải ăn thức ăn, khi phân hủy năng lượng được tạo ra có thể cung cấp cho gan "đốt cháy" rượu.
>> XEM NGAY: Những kiến thức bổ ích giúp sức khỏe bạn và các thành viên trong gia đình tốt hơn với những chia sẻ của Wiki sức khỏe mỗi ngày
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/chi-can-co-1-trong-6-thoi-quen-an-uong-nay-khong-som-thi-muon-cung-de-mac-ung-thu-d242930.html